Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thuỷ sản Nam Bộ

Ninh Trần

Cập nhật: 13:46, 01/10/2024

Phó Giám đốc Phụ trách: ThS. Võ Hồng Phượng
Email:  vohongphuong@yahoo.com
Phó Giám đốc: ThS. Nguyễn Thanh Trúc
Email: ksthanhtruc2002@yahoo.com
Địa chỉ: 116 Nguyễn Đình Chiểu, P Dakao, Q 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0283 8228976;        Fax: 0283 8228976
I. Chức năng:

1. Trung tâm Quan trắc môi trường & bệnh thủy sản Nam Bộ (sau đây gọi tắt là Trung tâm Quan trắc) có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo, tập huấn, hợp tác quốc tế, tư vấn, sản xuất kinh doanh và dịch vụ về môi trường và bệnh thủy sản khu vực Nam Bộ.

II.  Nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Xây dựng và trình Viện:

a) Kế hoạch dài hạn và hàng năm các chương trình, dự án về môi trường và bệnh thủy sản thuộc nhiệm vụ của Trung tâm và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề án vị trí việc làm, quản lý tổ chức bộ máy, biên chế viên chức theo chức danh nghề nghiệp và người lao động của Trung tâm theo phân cấp quản lý của Viện và quy định của Pháp luật.

2. Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến môi trường và bệnh thủy sản thuộc nhiệm vụ của Trung tâm theo quy dịnh của pháp luật.

3. Nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng tổng hợp về:

a) Các phương pháp chẩn đoán bệnh thủy sản nhanh, nhạy, chính xác và độ tin cậy cao phục vụ cho việc kiểm soát bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản;

b) Dịch tễ học bệnh thủy sản làm cơ sở cho việc xác định nguyên nhân và quản lý dịch bệnh hiệu quả;

c) Cơ chế và bản chất tác động của tác nhân, nguyên nhân gây bệnh làm cơ sở cho việc đề xuất cũng như thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh thủy sản;

d) Tập hợp, tuyển chọn và lưu giữ các giống vi sinh vật gây bệnh;

e) Sản xuất các bộ kít về bệnh và môi trường, vắc xin, chế phẩm sinh học, kích thích miễn dịch, các sản phẩm có khả năng sử dụng trong chẩn đoán, phòng trị bệnh và xử lý môi trường nuôi thủy sản;

f) Các yếu tố hữu sinh và vô sinh trong môi trường nuôi trồng thủy sản;

g) Các quy trình và mô hình nuôi thủy sản hạn chế dịch bệnh.

4. Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước và hệ thống cơ sở dữ liệu chất lượng môi trường nước, cảnh báo môi trường kịp thời phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản.

5. Thu thập, cung cấp số liệu môi trường và bệnh thuỷ sản cho các cơ quan chức năng có liên quan làm cơ sở cho việc quản lý dịch bệnh và chỉ đạo sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản.

6. Cung cấp dịch vụ chẩn đoán bệnh, phân tích chất lượng môi trường nước phục vụ thủy sản.

7. Khảo nghiệm, kiểm nghiệm thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, vắc xin, chất kích thích miễn dịch và sản phẩm phòng trị bệnh dùng trong nuôi trồng thủy sản.

8. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật, cấp giấy chứng nhận các khóa học ngắn hạn về phân tích môi trường nước, chẩn đoán, phòng ngừa và quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Tham gia công tác khuyến ngư.

9. Tham gia đào tạo dài hạn (đại học, sau đại học) về thủy sản do các Viện, Trường tổ chức.

10. Liên doanh, liên kết, tổ chức sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về thuốc, hóa chất, môi trường, chế phẩm vi sinh, trang thiết bị thuộc lĩnh vực môi trường và bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

11. Hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để thực hiện các nghiên cứu về môi trường và bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản. Tham gia việc mời chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu theo quy định của pháp luật.

12. Quản lý, sử dụng lao động, tài sản của Trung tâm theo quy định của Pháp luật và của Viện.

13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

3. Cơ cấu tổ chức gồm:

  1. Phòng nghiên cứu bệnh thủy sản.
  2. Phòng Quan trắc và cảnh báo môi trường.
  3. Phòng Nghiệp vụ.
III. DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM BỆNH VÀ MÔI TRƯỜNG:
– Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 17025: 2005
– Trang thiết bị hiện đại đảm bảo kết quả có độ tin cậy và chính xác  cao
– Thường xuyên cập nhật các phương pháp chẩn đoán, kỹ thuật xét nghiệm mới phù hợp với các  tiêu chuẩn trong nước và quốc tế
– Đội ngũ cán bộ có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, … có nhiều năm kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu
a. Xét nghiệm bệnh trên mẫu tôm, giáp xác:
– Vi rút gây bệnh còi (MBV)
– Vi rút gây bệnh teo gan tụy (HPV)
– Vi rút gây bệnh đốm trắng (WSSV)
– Vi rút gây bệnh đầu vàng (YHV, GAV)
– Vi rút gây bệnh hoại tử cơ dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV)
– Vi rút gây bệnh đục cơ ở tôm thẻ (IMNV)
– Vi rút gây hội chứng taura ở tôm thẻ (TSV)
– Vi rút gây bệnh chậm lớn (LSNV)
– Vi rút gây bệnh đục thân (MrNV/XSV) ở tôm càng xanh.
– Vi khuẩn: Vibrio phát sáng, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus gây hoại tử gan tụy, …
– Ngoại, nội ký sinh trùng
– Kháng sinh đồ
b. Xét nghiệm bệnh trên mẫu cá, ếch, lươn, rùa, baba, nhuyễn thể…
– Phân lập định danh vi khuẩn gây bệnh (bệnh xuất huyết, đỏ thân, gan thận mủ, …)
– Định danh nấm và ký sinh trùng (nấm thủy mi, sán lá, trùng bánh xe, trùng quả dưa…
– Kháng sinh đồ
– Xác định vi rút gây bệnh trên cá bằng phương pháp PCR và nuôi cấy tế bào (VNN, SCVC, KHV …)

c. Phân tích mẫu nước và bùn:
– Vi khuẩn: Vibrio phát sáng, Vibrio parahaemolyticus và Vibrio tổng số, …
– Các loài tảo có lợi và có hại trong nước
– Redox, pH, hàm lượng chất hữu cơ (TN, TP, TOC, TAN), …
– Ca2+, Mg2+, NH4+, NO2+, PO43+, BOD, COD,  …
– Tổng Fe hòa tan, N, P
IV. DỊCH VỤ TƯ VẤN:
– Khảo sát, đánh giá tác động môi trường nuôi và bệnh thủy sản
– Thiết kế, lựa chọn trang thiết bị phòng thí nghiệm
– Hỗ trợ kỹ thuật ương nuôi
– Giải pháp phòng và trị bệnh tại vùng nuôi
– Đào tạo, tập huấn về chẩn đoán xét nghiệm các mầm bệnh trên động vật thủy sản và phân tích các chỉ tiêu môi trường ao nuôi
– Hợp tác nghiên cứu với địa phương, viện, trường về bệnh và môi trường thủy sản
– Khảo nghiệm, thử nghiệm chế phẩm vi sinh, hóa dược, thảo dược và hóa chất trong phòng trị bệnh thủy sản.

Bài viết liên quan