Ngành nuôi trồng thủy sản là một ngành sản xuất mũi nhọn với tiềm năng xuất khẩu lớn của nước ta, trong đó có nuôi tôm thẻ chân trắng (Nguyen & Nguyen, 2019). Năm 2019, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 về sản xuất tôm sú trên thế giới. (Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, 22/3/2019). Năm 2020, diện tích thả nuôi tôm nước lợ là 742.483 ha. Số liệu cho thấy diện tích thả nuôi bằng 104,2% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó diện tích nuôi lần lượt trên tôm sú là 629.065 ha và tôm thẻ chân trắng là 113.418 ha. Dựa vào báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản tại Hội nghị trực tuyến ngành tôm được tổ chức vào tháng 7 năm 2021, sản lượng thu hoạch năm 2020 đạt 900.000 tấn và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó sản lượng thu hoạch đạt trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng lần lượt là 67.7000 tấn và 632.3000 tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,7 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019.
Kết quả thu thập số liệu thứ cấp từ Chi cục Thủy sản và Chi cục Chăn nuôi và Thú Y tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho thấy tổng diện tích thả nuôi tôm thẻ theo mô hình công nghiệp năm 2021 cao nhất tại tỉnh Cà Mau với 47.595 ha, kế tiếp là tỉnh Sóc Trăng với diện tích thả nuôi là 39.971 ha, và thấp nhất là tỉnh Kiên Giang là 3.856 ha. Trong khi đó, tổng diện tích thả nuôi tôm sú theo mô hình công nghiệp nhiều nhất tại tỉnh Bạc Liêu với 16.950 ha, tỉnh Sóc Trăng là 12.292 ha và thấp nhất là tỉnh Bến Tre 509 ha. Riêng tỉnh Kiên Giang không nuôi tôm sú theo mô hình công nghiệp (Hình 1).
![]() |
Tình hình dịch bệnh xảy ra trên tôm thẻ nuôi công nghiệp được trình bày ở Hình 2 cho thấy tỷ lệ (%) bệnh được cộng dồn của các tháng trong năm 2021 tại một số tỉnh ĐBSCL được ghi nhận như sau: bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử gan tuỵ cấp (AHPND) và bệnh do yếu tố môi trường đều xảy ra ở 5 tỉnh của ĐBSCL. Trong đó, bệnh đốm trắng (WSSV) xảy ra cao nhất tại tỉnh Kiên Giang chiếm tỷ lệ là 39,4%, kế tiếp là tỉnh Bến Tre chiếm 18,1%, và bệnh đốm trắng (WSSV) xảy ra thấp nhất ở tỉnh Cà Mau chiếm 0,8%. Đối với bệnh hoại tử gan tuỵ cấp (AHPND), tỷ lệ xuất hiện bệnh cao nhất ở tỉnh Kiên Giang với tỷ lệ là 56,7%, theo sau là tỉnh Bến Tre 43,7% và thấp nhất là 0,9% xảy ra tại tỉnh Cà Mau. Trong khi đó, bệnh xảy ra do yếu tố môi trường cao nhất ở tỉnh Sóc Trăng chiếm 77,9%, và thấp nhất ở tỉnh Cà Mau là 0,6%. Đối với bệnh phân trắng chỉ xảy ra ở 3 tỉnh là Bến Tre, Bạc Liêu và Sóc Trăng chiếm tỷ lệ lần lượt là 10,9%, 5,3% và 3,6%. Ngược lại, bệnh tôm đỏ thân chỉ xảy ra ở tỉnh Bạc Liêu chiếm tỷ lệ 4,2%.
![]() |
Mặc khác, tình hình bệnh xảy ra trên tôm sú nuôi công nghiệp được thể hiện ở Hình 3 cho thấy tỷ lệ (%) bệnh được cộng dồn của các tháng trong năm 2021 ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy bệnh đốm trắng (WSSV) và bệnh hoại tử gan tuỵ cấp (AHPND) xảy ra ở 3 tỉnh là Bến Tre, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Trong đó, bệnh WSSV xảy ra cao nhất ở tỉnh Bến Tre chiếm tỷ lệ 20,6% và thấp nhất ở tỉnh Bạc Liêu với tỷ lệ 4,1%. Tương tự, đối với bệnh AHPND, tỷ lệ xảy ra cao nhất ở tỉnh Bến Tre là 29,4% và tỉnh Bạc Liêu có tỷ lệ bệnh gây ra bởi AHPND thấp nhất là 7,8%. Trong khi, bệnh tôm do yếu tố môi trường chỉ xảy ra ở 2 tỉnh Sóc Trắng và Bạc Liêu với tỷ lệ xảy ra lần lượt là 46,8 và 9,8%. Ngược lại, ở tôm sú bệnh phân trắng (7,6%) và bệnh đỏ thân (7,9%) chỉ xảy ra ở tỉnh Bạc Liêu. Riêng ở tỉnh Cà Mau, tôm sú nuôi công nghiệp trong năm 2021 không xảy ra bệnh.
![]() |
Trong năm 2021, tôm sú và tôm thẻ chân trắng là 2 đối tượng tôm nuôi nước lợ được nuôi quy mô công nghiệp ở 05 tỉnh ĐBSCL gồm: Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Trong đó, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chủ lực và Cà Mau là tỉnh có diện tích tôm nuôi lớn nhất (47.595 ha tôm thẻ và 5.030 ha tôm sú). Bệnh tôm được ghi nhận trên cả tôm thẻ và tôm sú nuôi. Các bệnh phổ biến gồm có bệnh phân trắng, WSSV, AHPND, bệnh do yếu tố môi trường nuôi và bệnh đỏ thân. Riêng bệnh đỏ thân, chỉ ghi nhận tại Bạc Liêu ở cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Lời cảm ơn:
Chân thành cám ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tài trợ kinh phí thực hiện nghiên cứu này.
Thông tin liên hệ:
Thành viên đề tài “Nghiên cứu giải pháp kiểm soát bệnh do vi bào tử trùng EHP và bệnh phân trắng gây ra trên tôm nuôi nước lợ”: ThS. Đỗ Thị Cẩm Hồng, Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh Thủy sản Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II.
Email: camhong573@gmail.com
Bài viết liên quan
Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế và Đào tạo
Ngày 14/9/2023, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (Viện II) đã tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ. Tham dự buổi Lễ có ông Nguyễn Thanh Tùng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, ông Dương...
Th9
Ký kết hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện II) với Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc (SCAU)
Ngày 21 tháng 8 năm 2023, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện II) đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Viện II với Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc (SCAU) về việc hợp tác nghiên cứu và...
Th8
Nuôi tôm công nghệ cao: Đầu tư kỹ thuật quản lý môi trường
(TSVN) – Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và môi trường bị ô nhiễm, để phát triển bền vững ngành nuôi tôm công nghệ cao đòi hỏi các giải pháp đầu tư kỹ thuật giải quyết vấn đề môi trường. Tại Hội thảo “Giải...
Th8
HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (27/7/1947 – 27/7/2023)
Nhằm tăng cường truyền thống “Hiếu nghĩa bác ái”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, Đoàn Thanh Niên Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II đã tổ chức dâng hương-tưởng niệm tại đài liệt sĩ quận Phú Nhuận-Tp. HCM và...
Th8
RIA 2 “đề xuất nhiều đề tài nhất, chất lượng nhất” về lĩnh vực thủy sản
Đó là đánh giá của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại buổi làm việc với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (RIA 2) vào sáng 28/7. Báo cáo với Đoàn công tác, TS Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng...
Th7
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II tham gia báo cáo tại Hội nghị khoa học trẻ toàn quốc ngành thủy sản lần thứ 12
Vào ngày 23/06/2023, Trường Thủy sản (thuộc Trường Đại học Cần Thơ) đã đăng cai tổ chức Hội nghị khoa học trẻ toàn quốc ngành Thủy sản (ViFINET) lần thứ 12 với chủ đề “Phát triển thủy sản hiện đại và bền vững”. Đây là...
Th7