Căn cứ Công văn số 1105/LĐLĐ-CSPL ngày 05 tháng 7 năm 2024 của Liên đoàn Lao động Thành phố về việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.
Từ đầu năm 2024 đến nay, riêng thành phố Hồ Chí Minh xảy ra hơn 230 vụ cháy, làm tử vong 10 người, bị thương 4 người; thiệt hại về tài sản ước tính thành tiền hơn 5 tỷ đồng và 64 vụ chưa xác định được mức thiệt hại. Nguyên nhân chủ yếu là sự cố trong sử dụng thiết bị điện; vi phạm các quy định an toàn phòng cháy chữa cháy; bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt…
Công đoàn bộ phận Trung tâm Quan trắc Môi trường và bệnh thuỷ sản đã mời Phân viện Khoa học an toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam tập huấn công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại trung tâm vào ngày 15/7/2024 với các nội dung chủ yếu như sau:
- Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động; các khái niệm, nội dung cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động;
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở
- Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động;
- Xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, các phân xưởng, bộ phận và các quy trình an toàn của các máy, thiết bị, các chất;
- Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động
- Kiểm tra và tự kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Thực hiện đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
- Thực hiện thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Trách nhiệm và những nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
III. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất; đánh giá các nguy cơ trong sản xuất;
- Các biện pháp cải thiện điều kiện lao động;
- Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
- Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
- Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
- Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
- Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Nội dung huấn luyện chuyên ngành
- An toàn làm việc trên cột cao
- Kỹ thuật an toàn điện
- Làm việc trong không gian hạn chế
- Vận hành máy.
Sau khoá tập huấn và kiểm tra, đơn vị tập huấn đã cấp giấy chứng nhận huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho 8 thành viên nhóm 1 (ATVSLĐ cho cán bộ quản lý) và thẻ an toàn lao động cho 13 thành viên nhóm 3 (ATVSLĐ cho người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt).
Bà Võ Hồng Phượng – Phó Giám đốc Trung tâm phát biểu khai mạc | ThS Võ Thành Nhân – trưởng phòng An toàn lao động báo cáo tập huấn |
Bài và ảnh: Đoàn Văn Cường
Chủ tịch Công đoàn bộ phận Trung tâm Quan trắc Môi trường và bệnh thuỷ sản
Bài viết liên quan
Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024
Ngày 27/12/2024 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (Viện) đã tổ chức “Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024” nhằm đánh giá các hoạt động trong năm 2024 và đề ra phương hướng, mục tiêu phấn đấu trong năm 2025....
Th1
Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá dứa vây xanh (Pangasius elongatus)
Cá dứa vây xanh (Pangasius elongatus) thích nghi tốt với môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao hoặc trong bè, không đòi hỏi điều kiện sống quá phức tạp. Cá dứa vây xanh là một đối tượng nuôi mới có triển vọng được...
Th12
Tiếp đoàn cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản CUBA
Trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ Cuba nuôi trồng thủy sản giai đoạn 3: Gia tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản tại Cuba” theo quyết định số 3657/QĐ-BNN-TC ngày 28/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mà Viện Nghiên cứu...
Th12
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản – năm 2024
Ngày 02-03/12/2024, Cục Thủy sản đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy Sản Nam Bộ – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy Sản II tổ chức “Hội nghị tập huấn nghiệp vụ quan trắc môi trường trong nuôi trồng...
Th12
Hội thảo góp ý dự thảo Đề án phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế – kỹ thuật lĩnh vực nông nghiệp
Ngày 20 tháng 11 năm 2024, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (Viện II), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội thảo góp ý cho Dự thảo Đề án phát triển công nghiệp sinh học thành ngành...
Th11
Hội thảo tập huấn qui trình công nghệ nhân giống cá tra chất lượng cao
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt dự án “Phát triển sản xuất giống cá tra, cá rô phi đỏ” thực hiện trong các năm 2023-2026 theo Quyết định số 1947/QĐ-BNN-TCTS ngày 18...
Th11