Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tại một số tỉnh trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long

1. Tên nhiệm vụ: Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tại một số tỉnh trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ, các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học:

Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Lê Hồng Phước

+ Các thành viên thực hiện chính: ThS. Nguyễn Thanh Trúc, ThS. Đặng Ngọc Thuỳ, ThS. Thới Ngọc Bảo, KS. Trần Minh Thiện, ThS. Đoàn Văn Cường, CN. Trần Minh Trung

+ Thư ký khoa học: ThS. Nguyễn Thanh Trúc

3. Mục tiêu của nhiệm vụ: Quan trắc, cảnh báo báo và giám sát môi trườngvùng nuôi tôm nước lợ, cá tra và nghêu tập trung tại một số tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất theo hướng bền vững

4. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:

Nội dung 1: Quan trắc môi trường vùng nuôi tôm

Nội dung 2: Quan trắc môi trường vùng nuôi cá tra

Nội dung 3: Quan trắc môi trường vùng nuôi nghêu

Nội dung 4: Quan trắc đột xuất

5. Thời gian thực hiện, phương thức khoán chi (đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán từng phần):

Thời gian thực hiện: Năm 2019

+ Phương thức khoán chi (đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán từng phần): Khoán chi

6. Tổng số kinh phí thực hiện; kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

+ Tổng số kinh phí thực hiện: 4,075 tỷ đồng
+ Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Kinh phí sự nghiệm kinh tế

7. Các sản phẩm của nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, đánh giá và công nhận:

Các sản phẩm của nhiệm vụ đã theo Hợp đồng ký kết:

(1) Số liệu và cơ sở dữ liệu về quan trắc, cảnh báo chất lượng nước được lưu tại đơn vị, trên đĩa CD và được cập nhập liên tục trên phần mềm cơ sở dữ liệu về quan trắc, môi trường.

(2) Bản tin: Thông báo kết quả quan trắc chất lượng nước sau mỗi đợt quan trắc sẽ được gửi bằng email và văn bản đến Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTTN, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục/Phòng Nuôi trồng thủy sản, UBND xã, cộng tác viên tại địa phương để thông báo cho các hộ nuôi trong vùng gồm: 22 bản tin quan trắc trên tôm nước lợ và 22 bản tin quan trắc trên cá tra (bao gồm 2 mục quan trắc thường xuyên và quan trắc phục vụ xuất khẩu), 10 bản tin cho nghêu.

(3) Báo cáo tháng: Tổng hợp kết quả các đợt quan trắc trong tháng (bao gồm cả đột xuất nếu có) để: đánh giá diễn biến chất lượng môi trường tại vùng quan trắc; những yếu tố môi trường biến động vượt so với quy chuẩn, dự báo xu hướng diễn biến môi trường và nguy cơ phát sinh bệnh trên đối tượng nuôi  trong tháng tới; đề xuất giải pháp quản lý, chỉ đạo sản xuất đối với vùng nuôi tôm nước lợ, nuôi cá tra mà môi trường có biến động/phát sinh dịch bệnh, gửi các đơn vị có liên quan: Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản các tỉnh thuộc khu vực quan trắc (10 báo cáo tháng trong đó tách riêng phần quan trắc cá tra phục vụ xuất khẩu).

      (4) Báo cáo tổng kết: 01 báo cáo tổng kết phân tích, đánh giá diễn biến môi trường nước qua các đợt quan trắc so sánh đánh giá kết quả quan trắc của những năm trước, đưa ra được quy luật biến động môi trường…. đề xuất được giải pháp quản lý NTTS ĐBSCL theo hướng bền vững.
           + Các sản phẩm của nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, đánh giá và công nhận: Chưa nghiệm thu

Bài viết liên quan