Phòng Sinh Thái Nghề Cá và Tài Nguyên Thuỷ Sinh Vật

Trưởng phòng: TS. Phan Thanh Lâm

Email: pthanhlam@yahoo.com

Phó trưởng phòng: Ths. Nguyễn Nguyễn Du
Email: didzu72@yahoo.com

Địa chỉ: 116 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 38238785; Fax: (028) 38226807;

Chức năng và nhiệm vụ:

1. Phòng Sinh thái nghề cá và Tài nguyên thuỷ sinh vật có chức năng nghiên cứu các vấn đề về tài nguyên thuỷ sinh vật, đa dạng sinh học,  khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nội địa và ven bờ, nghiên cứu kinh tế xã hội, quản lý nghề cá và qui hoạch phát triển thủy sản.

2. Phòng có các nhiệm vụ cụ thể sau:

  1. Điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thủy sản về thành phần khu hệ động vật thuỷ sản, đặc điểm sinh học và sinh thái của các loài thủy sản, nguồn lợi thủy sinh vật, nhằm xác định tiềm năng và khả năng sản xuất của các vùng nước cho mục đích phát triển thủy sản nội địa và ven bờ ở Đồng bằng Nam bộ.
  2. Nghiên cứu, đánh giá biến động nguồn lợi thủy sản, quan trắc và thu thập các thông tin, dữ liệu về sản lượng khai thác nguồn lợi thuỷ sản nội địa phục vụ việc quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản nội địa và ven bờ;  đề xuất các giải pháp quy hoạch và tổ chức các mô hình quản lý trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi và nuôi trồng thủy sản bề vững với sự tham gia của cộng đồng.
  3. Quy hoạch về nuôi trồng và khai thác, bảo vệ và quản lý nguồn lợi  thuỷ sản.
  4. Nghiên cứu  vấn đề kinh tế xã hội (lao động việc làm, nghèo đói, giới, trình độ học vấn, v.v …) và phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản nội địa.
  5. Nghiên cứu áp dụng  BMP, GAP, CoC,…. trong các vùng nuôi thuỷ sản nhằm nâng cao hiệu quả bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.
  6. Ứng dụng công nghệ thông tin và GIS trong công tác quy hoạch, phát triển và quản lý thủy sản nội địa. Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về nguồn lợi tự nhiên, kinh tế nghề cá nội địa ở Đồng bằng Nam bộ.
  7. Tư vấn, dịch vụ KHCN và đào tạo cán bộ chuyên ngành về điều tra, quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, quản lý nguồn lợi và khai thác thuỷ sản nội địa, về kinh tế xã hội nghề cá,  và các mô hình quản lý thuỷ sản với sự tham gia của cộng đồng.
  8. Tư vấn đánh giá tác động  của các dự án, công trình thuỷ điện, thuỷ lợi và sử dụng tài nguyên nước đến nguồn lợi thuỷ sản và hệ sinh thái thuỷ sản.
  9. Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, thực hiện các nghiên cứu trong lĩnh vực đánh giá nguồn lợi, khai thác thủy sản và quản lý nghề cá; kinh tế xã hội nghề cá.
  10. Quản lý, sử dụng lao động, tài sản của Trung tâm  theo quy định của Pháp luật và của Viện.
  11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

Cung cấp về  các dịch vụ tư vấn sau:

1. Thực hiện các tư vấn về đánh giá tác động của việc xây dựng đập thủy điện, cống ngăn mặn và đê bao đến sinh thái, nguồn lợi thủy sản và sinh kế cộng đồng liên quan.

2. Thực hiện các tư vấn về đánh giá đa dạng sinh học; đánh giá tác động của sinh vật thuỷ sản ngoại lai đến nguồn lợi thuỷ sản trước khi di nhập và sau khi đã di nhập.

3. Thực hiện các tư vấn về xây dựng cơ sở khoa học và đề án hình thành các khu bảo tồn thủy sản nội địa và ven bờ.

4. Thực hiện các tư vấn về xây dựng cơ sở khoa học và đề án quy hoạch phát triển thủy sản; và đánh giá tác động môi trường các dự án quy hoạch thủy sản.

5. Thực hiện các tư vấn về biên tập bản đồ trên GIS phục vụ công tác quản lý nghề cá.

6. Thực hiện các tư vấn cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin nghề cá nội địa và ven bờ (nguồn lợi thủy sản nội địa và ven bờ; nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL).

7. Thực hiện các tư vấn về xây dựng các mô hình quản lý khai thác thuỷ sản hiệu quả: mô hình đồng quản lý, và xây dựng các quy định về mùa vụ khai thác, vùng khai thác, ngư cụ khai thác và kích thước mắt lưới.

8. Thực hiện các tư vấn về xây dựng các mô hình quản lý nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả: mô hình đồng quản lý, mô hình đơn canh và đa canh theo hướng bền vững.

9. Tư vấn và áp dụng các mô hình phát triển thủy sản có trách nhiệm (BMPs, CoC), và tư vấn các tiêu chuẩn trong nuôi trồng thuỷ sản trong nước (VietGAP…) và quốc tế (BAP, Global GAP, ASC).

10. Thực hiện các dịch vụ, tư vấn và tham gia đào tạo cán bộ để nâng cao năng lực quản lý trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

Bài viết liên quan