Trung tâm Công nghệ Sinh học Thuỷ sản

Phó giám đốc Phụ trách: ThS. Nguyễn Đức Minh

Email: minhria2@yahoo.com

I. Chức năng:

Trung tâm Công nghệ sinh học thủy sản (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo, tập huấn,  hợp tác quốc tế, tư vấn và dịch vụ về ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản khu vực Nam Bộ.

Trụ sở chính: Số 658 Kha Vạn Cân, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

II. nhiệm vụ:

1. Xây dựng và trình Viện:

a. Kế hoạch dài hạn và hàng năm các chương trình, dự án về ứng dụng công nghệ sinh học trong thuỷ sản thuộc nhiệm vụ của Trung tâm và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b. Đề án vị trí việc làm, quản lý tổ chức bộ máy, biên chế viên chức theo chức danh nghề nghiệp và người lao động của Trung tâm theo phân cấp quản lý của Viện và quy định của Pháp luật.

2. Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia, quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật về thuỷ sản thuộc nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định của pháp luật.

3. Các nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng tổng hợp về:

a. Ứng dụng công nghệ gen và kỹ thuật tin sinh học phục vụ cho việc đánh giá biến dị di truyền, phân loại và truy xuất nguồn gốc, tìm các chỉ thị liên kết với tính trạng (microsatellite, SNP…) để hỗ trợ cho các chương trình chọn giống trên các đối tượng nuôi chủ lực; kỹ thuật chuyển ghép gen để cải thiện chất lượng con giống, tạo các tính trạng mong muốn (tăng trưởng, màu sắc…) trên các loài thủy sản có giá trị kinh tế ở đồng bằng Nam Bộ.

b. Ứng dụng công nghệ can thiệp RNA (RNAi) để tạo nên các tính trạng mong muốn và kiểm soát dịch bệnh trên các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế.

c. Ứng dụng kỹ thuật di truyền (kỹ thuật tạo đa bội thể, mẫu sinh, chuyển giới tính…) nhằm nâng cao sức sinh trưởng, năng suất, chất lượng và khả năng đề kháng bệnh trên các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế.

d. Ứng dụng công nghệ tế bào trong việc nghiên cứu quá trình thành thục sinh dục và sinh sản nhân tạo các đối tượng thủy sản nuôi.

đ. Công nghệ bảo quản lạnh tinh trùng, noãn bào và phôi nhằm lưu giữ nguồn gen các loài thủy sản quý hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, điều khiển mùa vụ sinh sản hoặc thực hiện phép lai giữa các loài không đồng pha về mùa vụ sinh sản.

e. Kỹ thuật nuôi cấy mô động thực vật.

g. Kỹ thuật phân lập, lưu giữ và nuôi sinh khối các dòng vi sinh vật thuộc các nhóm vi sinh vật dị dưỡng hiếu khí và kỵ khí, vi sinh vật hóa tự dưỡng và vi sinh vật quang dưỡng; nghiên cứu cải biến các dòng vi sinh vật bằng phương pháp tái tổ hợp gen, nhằm tạo các chế phẩm sinh học ứng dụng trong cải thiện môi trường nuôi, xử lý nước thải và bổ sung vào thức ăn.

h. Các loại vaccine thế hệ mới (vắc-xin tiểu phần, vắc-xin DNA, vắc-xin tái tổ hợp) nhằm kiểm soát dịch bệnh;

i. Phát triển các protein tái tổ hợp, hormone, peptide kháng khuẩn, chất kích thích hệ miễn dịch và các hoạt chất sinh học để ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.

k. Phát triển và ứng dụng công nghệ nuôi tuần hoàn, công nghệ biofloc, các công nghệ nuôi và mô hình nuôi tiên tiến phù hợp với các đối tượng nuôi và và các vùng sinh thái khác nhau.

4. Khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống mới, công nghệ nuôi mới, hóa chất xử lý môi trường và chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.

5. Tư vấn, chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quy trình công nghệ liên quan đến lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế. Tư vấn thiết kế và lắp đặt hệ thống tuần hoàn và các hệ thống nuôi khác ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ cao.

6. Đào tạo, tập huấn, cấp giấy chứng nhận về bồi dưỡng kỹ thuật ứng dụng công nghệ sinh học trong thuỷ sản;

7. Tham gia đào tạo dài hạn (đại học, sau đại học) về thủy sản do các Viện, Trường tổ chức.

8. Hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để thực hiện các nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản. Tham gia việc mời chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu.

9. Liên doanh, liên kết, tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học thuỷ sản, bao gồm chủng giống vi sinh vật, chế phẩm vi sinh, giống các loài thủy sản có giá trị kinh tế.

10. Quản lý, sử dụng lao động, tài sản của Trung tâm theo quy định của Pháp luật và của Viện.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

III. Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ và Cơ sở thực nghiệm:

1. Phòng Công nghệ gen.

2. Phòng Công nghệ vi sinh.

3. Phòng Công nghệ nuôi.

4. Phòng Nghiệp vụ tổng hợp.

Bài viết liên quan