Nghiên cứu biến động thành phần loài cá và sản lượng khai thác thủy sản nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện trong năm 2022 bằng phương pháp quan trắc sản lượng khai thác hằng ngày tại 7 trạm quan trắc (mỗi trạm 3 ngư dân) thuộc 4 tỉnh (An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và Trà Vinh) đại diện cho 5 vùng sinh cảnh khác nhau với 2 loại ngư cụ lưới bén và lưới ba màng. Kết quả quan trắc đã ghi nhận được 120 loài cá – tôm, 42 họ và 14 bộ. Trong đó bộ cá Vược (Perciformes) có số họ và số loài cao nhất lần lượt là 20 họ chiếm 47,6% và 36 loài chiếm 30,0%, kế đến bộ cá Da trơn (Siluriformes) có 8 họ chiếm 19,5%, các bộ còn lại chiếm tỉ lệ thấp dưới 5%. Bên cạnh đó, bộ Chép (Cypriniformes) có số loài cao đứng hàng thứ hai là 33 loài chiếm 27,5%, các bộ còn lại có số loài chiếm dưới 4,0%. Trong tổng số 42 họ được thể hiện qua 120 loài thì họ cá Chép có số loài cao nhất 32 loài chiếm 26,7%, kế đến là họ cá Tra 11 loài chiếm 9,2%, họ cá Đù và họ cá Úc lần lượt là 9 loài chiếm 7,5% và 7 loài chiếm 5,8%, các họ khác có dưới 5 loài chiếm 4,2%. Có sự khác biệt rõ ràng về số lượng loài giữa các vùng sinh thái; cụ thể, vùng dòng chính hiện diện 70 loài (58,3%), vùng cửa sông ven biển có 63 loài (52,5%), nhóm còn lại bao gồm vùng ngập lũ, kênh rạch và dòng nhánh có số loài lần lượt là 20 loài (16,7%), 23 loài (19,2%) và 18 loài (15,0%).
Tổng sản lượng khai thác tại 7 trạm quan trắc của 21 ngư dân tham gia trong năm 2022 là 14.924,5 kg. Trong đó, tổng sản lượng khai thác (SLKT) cao nhất ở trạm Cầu Quan là 7.108,5 kg (vùng cửa sông ven biển), kế đến là trạm An Phú với 2.338,8 kg (vùng ngập lũ) và trạm Vàm Nao (dòng chính) với 1.800,5 kg. Các trạm còn lại thuộc kênh rạch và dòng nhánh có tổng sản lượng dao động từ 635,2 – 1.207,8 kg. Xuất hiện 7 loài cá ngoại lai hiện diện trong tất cả các vùng sinh cảnh quan trắc, với tỉ lệ chiếm 2,23% tổng SLKT. Có sự biến động SLKT theo giờ trên mỗi 100 m2 lưới tại các vùng sinh cảnh khác nhau, trung bình cho toàn vùng đạt CPUE = 0,22 kg/giờ/100 m2, trong đó dòng nhánh có cường lực khai thác đạt hiệu suất cao nhất CPUE = 0,52 kg/giờ/100 m2, tiếp theo đó là dòng chính có CPUE = 0,31 kg/giờ/100 m2 và thấp nhất là vùng ngập lũ có CPUE = 0,002 kg/giờ/100 m2, các vùng còn lại như kênh rạch và cửa sông ven biển có hiệu suất khai thác tương đối thấp lần lượt đạt CPUE = 0,14 kg/giờ/100 m2 và CPUE = 0,03 kg/giờ/100 m2. Hiện trạng khai thác cho thấy số loài và sản lượng khai thác có xu hướng giảm nhẹ qua các năm quan trắc. Về sản lượng khai thác có chiều hướng lao dốc liên tục từ năm 2018 đến 2021 lần lượt là 14.461kg còn 7.225 kg nhưng sau đó lại tăng lên vào năm còn lại. Số lượng loài cũng có chiều hướng sụt giảm từ 157 loài (năm 2017) xuống còn 64 loài (năm 2021) nhưng có sự biến động tăng đột ngột lên 120 loài vào năm 2022. Nhìn chung, số loài bắt gặp và sản lượng khai thác qua các năm đã thể hiện xu hướng suy giảm nhẹ. Chỉ số đa dạng loài cho thấy có sự biến động cao nhất H’=3,19 (năm 2020) và thấp nhất H’=2,46 (năm 2021), các năm còn lại có chỉ số đa dạng loài H’ dao động từ 2,85 – 3,05. Trong năm 2022 có sự xuất hiện 4 loài mới: cá lạt vàng (Congresox talabon), cá bẹ (Scomberoides lysan), cá thu sông (Scomberomorus sinensis) và cá cháo biển (Elops hawaiensis). Đây là những loài cá có nguồn gốc từ nước lợ mặn được khai thác ở các trạm Vũng Liêm (Vĩnh Long) và Cầu Quan (Trà Vinh).
Các trạm quan trắc sản lượng khai thác thủy sản của ngư dân. |
Ngư dân khai thác ở dòng chính. | Ngư dân khai thác ở cửa sông ven biển. |
Ngư dân xử lý mẫu khai thác ở vùng ngập lụt. | Ngư dân xử lý mẫu khai thác ở cửa sông ven biển. |
Nguyễn Nguyễn Du, Phan Thanh Lâm
Phòng Sinh thái nghề cá và Tài nguyên thủy sinh vật.
Bài viết liên quan
Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá dứa vây xanh (Pangasius elongatus)
Cá dứa vây xanh (Pangasius elongatus) thích nghi tốt với môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao hoặc trong bè, không đòi hỏi điều kiện sống quá phức tạp. Cá dứa vây xanh là một đối tượng nuôi mới có triển vọng được...
Th12
Sinh sản nhân tạo thành công cá tra bần (Pangasius mekonggensis ) tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II
Cá tra bần là loài cá da trơn sống ở cả 2 vùng nước ngọt và nước lợ, cá có thể sống trong vùng nước có độ mặn từ 0-15‰. Đây là một trong những loài cá đặc sản của vùng Đồng bằng sông Cửu...
Th11
Kết quả bước đầu xây quy trình sản xuất giống cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện môi trường nước ngọt
Cá bông lau (Pangasius krempfi) là một trong những loài cá có giá trị kinh tế lớn và phân bố nhiều trong điều kiện sinh thái ven sông (ngọt và lợ) của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Rainboth, 1996) thường bắt gặp ở sông...
Th11
Thành công trong nghiên cứu chọn giống tăng trưởng hàu sữa và thử nghiệm nuôi thích nghi
Việt Nam, hàu là một trong ba đối tượng có sản lượng tăng nhiều nhất trong giai đoạn vừa qua (TCTS 2020). Nam Bộ là nơi có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Hàu sữa gần...
Th10
Hội thảo khoa học đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng con giống quy mô hàng hóa”
Cá tra là loài nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là sản phẩm quốc gia và đối tượng chủ lực để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng....
Th4
Kết quả bước đầu thăm dò sinh sản cá trê trắng (Clarias batrachus Linnaeus, 1758)
Cá trê trắng được thu thập từ tự nhiên tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang và tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ. Cá có khối lượng trung bình 600,6 ±185,9 g/con, được thuần dưỡng và nuôi...
Th3