Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio spp. Gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng

1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio spp. Gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ, các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học:

Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Võ Hồng Phượng

+ Các thành viên thực hiện chính: TS. Lê Hồng Phước, TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, ThS. Nguyễn Thanh Trúc, TS. Võ Nguyễn Xuân Quế, ThS. Nguyễn Thị Lan Chi, ThS. Trần Thị Như Thùy, ThS. Lê Thị Bích Thủy, CN. Trần Minh Thiện

+ Thư ký khoa học: Đặng Ngọc Thùy

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Sản xuất được chế phẩm vi sinh có khả năng đối kháng với vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh gan tụy cấp trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

4. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:

+ 2-3 chủng vi khuẩn có lợi có khả năng đối kháng Vibrio spp. gây bệnh AHPND

+ 100 Kg sản phẩm probiotic ứng dụng ngoài ao nuôi với mật độ vi khuẩn ổ định >108 CFU/g, không chứa vi sinh vật gây bệnh khác, độ an toàn 100%. Chế phẩm đủ điều kiện lưu hành

+ Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio spp. quy mô 50-100 lít/mẻ

+ Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng hạn chế bệnh gan tụy cấp cho tôm với tỷ lệ sống >70%

+ 3 mô hình ứng dụng sản phẩm của đề tài.

5. Thời gian thực hiện, phương thức khoán chi (đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán từng phần):

Thời gian thực hiện: 2017-2019

+ Phương thức khoán chi (đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán từng phần):

6. Tổng số kinh phí thực hiện; kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

+ Tổng số kinh phí thực hiện: 5.300 tỷ đồng

+ Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

7. Các sản phẩm của nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, đánh giá và công nhận:

Các sản phẩm của nhiệm vụ đã theo Hợp đồng ký kết:
             1. Phân lập và sàng lọc các chủng vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, vi khuẩn lactic và một số nhóm vi khuẩn khác (xạ khuẩn) có khả năng đối kháng 90% Vibrio spp. gây bệnh AHPND.
2. Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh.
3. Xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng quy mô ao 500-1000 m2

Bài viết liên quan