1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu công nghệ sản xuất β-Glucan kích thước phân tử lượng lớn bổ sung trong thức ăn nuôi trồng thủy sản.
2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ, các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học:
+ Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Ths. Phạm Duy Hải
+ Các thành viên thực hiện chính: KS. Trần Văn Khanh, ThS.Nguyễn Quốc Cường, TS.Nguyễn Văn Nguyện, ThS. Nguyễn Thành Trung, KS. Đinh Thị Mến, TS. Lê Đức Trung, KS.Nguyễn Minh Trung, TS. Nguyễn Ngọc Duy, KS. Lê Hoàng
+ Thư ký khoa học: KS. Trần Văn Khanh
3. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Xây dựng được quy trình công nghệ; thiết bị và sản xuất được thức ăn có β-Glucan phân tử lượng lớn (1000 – 5000 kDa) để tăng cường miễn dịch, nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản.
4. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:
Nội dung 1: Khảo sát đánh giá chất lượng và thu nhận nguyên liệu bã men bia dùng trong tách chiết β-glucan.
Nội dung 2: Nghiên cứu qui trình sản xuất β-glucan có trọng lượng phân tử 1000 – 5000 kDa
Nội dung 3: Nghiên cứu phương pháp thu nhận sản phẩm β-glucan có trọng lượng phân tử 1000-5000 kDa
Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của β-glucan có trọng lượng phân tử từ 1000 đến 5000 kDa lên khả năng tăng cường miễn dịch đối với tôm thẻ chân trắng.
Nội dung 5: Xây dựng quy trình công nghệ và thiết kế mô hình thiết bị để sản xuất sản phẩm β-glucan có trọng lượng phân tử 1000-5000 kDa.
Nội dung 6: Sản xuất thử nghiệm và đánh giá chất lượng sản phẩm β-glucan có trọng lượng phân tử 1000-5000 kDa.
Nội dung 7: Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất thức ăn cho tôm thẻ có bổ sung β-glucan và nuôi đánh giá hiệu quả đối với tôm thẻ chân trắng ở qui mô công nghiệp.
5. Thời gian thực hiện, phương thức khoán chi (đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán từng phần):
+ Thời gian thực hiện: 1/2017-06/2019
+ Phương thức khoán chi (đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán từng phần): khoán từng phần
6. Tổng số kinh phí thực hiện; kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
+ Tổng số kinh phí thực hiện: 2.200 triệu đồng
+ Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 2.200 triệu đồng
7. Các sản phẩm của nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, đánh giá và công nhận:
v Các sản phẩm của nhiệm vụ đã theo Hợp đồng ký kết:
+ Sản phẩm dạng I:
– Sản phẩm β-glucan (Mw: 1000 – 5000 kDa và độ tinh khiết >90%): 50 – 70 kg
– Thức ăn nuôi tôm thẻ có bổ sung β-glucan: 50 tấn.
+ Sản phẩm dạng II:
– 01 Qui trình công nghệ và mô hình sản xuất β-glucan có phân tử lượng lớn (1000-5000 kDa) từ bã men bia.
– 01 Qui trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất thức ăn tôm thẻ có bổ sung β-glucan.
+ Sản phẩm III và IV:
– Bài báo đăng trên tạp trí chuyên ngành: 02 bài.
– Đạo tạo: 01 Thạc sỹ
v Các sản phẩm của nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, đánh giá và công nhận:
+ Sản phẩm dạng I:
– Sản phẩm β-glucan (Mw: 1000 – 5000 kDa và độ tinh khiết >90%): 60 kg
– Thức ăn nuôi tôm thẻ có bổ sung β-glucan: 50,4 tấn.
+ Sản phẩm dạng II:
– 01 Qui trình công nghệ và mô hình sản xuất β-glucan có phân tử lượng lớn (1000-5000 kDa) từ bã men bia.
– 01 Qui trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất thức ăn tôm thẻ có bổ sung β-glucan.
+ Sản phẩm III và IV:
– Bài báo đăng trên tạp trí chuyên ngành: 02 bài.
– Đạo tạo: 01 Thạc sỹ.
– Tham gia hội nghị: gồm 04 hội nghị trong nước và 01 hội nghị quốc tế.
Bài viết liên quan
Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá dứa vây xanh (Pangasius elongatus)
Cá dứa vây xanh (Pangasius elongatus) thích nghi tốt với môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao hoặc trong bè, không đòi hỏi điều kiện sống quá phức tạp. Cá dứa vây xanh là một đối tượng nuôi mới có triển vọng được...
Th12
Sinh sản nhân tạo thành công cá tra bần (Pangasius mekonggensis ) tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II
Cá tra bần là loài cá da trơn sống ở cả 2 vùng nước ngọt và nước lợ, cá có thể sống trong vùng nước có độ mặn từ 0-15‰. Đây là một trong những loài cá đặc sản của vùng Đồng bằng sông Cửu...
Th11
Kết quả bước đầu xây quy trình sản xuất giống cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện môi trường nước ngọt
Cá bông lau (Pangasius krempfi) là một trong những loài cá có giá trị kinh tế lớn và phân bố nhiều trong điều kiện sinh thái ven sông (ngọt và lợ) của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Rainboth, 1996) thường bắt gặp ở sông...
Th11
Thành công trong nghiên cứu chọn giống tăng trưởng hàu sữa và thử nghiệm nuôi thích nghi
Việt Nam, hàu là một trong ba đối tượng có sản lượng tăng nhiều nhất trong giai đoạn vừa qua (TCTS 2020). Nam Bộ là nơi có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Hàu sữa gần...
Th10
Hội thảo khoa học đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng con giống quy mô hàng hóa”
Cá tra là loài nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là sản phẩm quốc gia và đối tượng chủ lực để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng....
Th4
Kết quả bước đầu thăm dò sinh sản cá trê trắng (Clarias batrachus Linnaeus, 1758)
Cá trê trắng được thu thập từ tự nhiên tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang và tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ. Cá có khối lượng trung bình 600,6 ±185,9 g/con, được thuần dưỡng và nuôi...
Th3