Nhiệm vụ “Khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu (Crassostrea spp.) ở vùng Đông Nam Bộ” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu ở các vùng trọng điểm khu vực Đông Nam Bộ và đề xuất giải pháp cải thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu ở các khu vực này.
Thực trạng sản xuất giống
- Vùng sản xuất giống: hoạt động sản xuất giống nhân tạo loài Crassostrea angulata tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện di truyền và cung cấp nguồn giống đáng tin cậy cho nghề nuôi hàu thương phẩm. Tuy nhiên, số lượng các trại sản xuất giống tại khu vực này cũng chưa nhiều, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ nên số lượng con giống đạt chất lượng thường không cao. Trong khi đó, khu vực huyện Cần Giờ, Tp. HCM còn phụ thuộc vào nguồn giống hàu tự nhiên, không đáp ứng cho nhu cầu nuôi thương phẩm.
- Về kỹ thuật sản xuất: nghề sản xuất hàu giống ở khu vực còn mang tính tự phát nên kỹ thuật ương của các cơ sở đều chủ yếu tự học hỏi các mô hình trước đó. Việc đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật cần được quan tâm hơn.
- Về chất lượng hàu bố mẹ: nguồn bố mẹ hầu như được tuyển chọn tại các bè nuôi hàu thương phẩm trong và ngoài tỉnh, có nguy cơ thế hệ con bị cận huyết, dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống. Việc kiểm tra chất lượng còn dựa vào đánh giá cảm quan, thiếu cơ sở khoa học.
- Về chất lượng hàu giống: hàu giống có kích cỡ khá đồng đều, có màu xám đen đặc trưng và tỷ lệ dị hình thấp (<5%), nhưng thực tế con giống vẫn chưa được kiểm soát chất lượng. Việc không đáp ứng được chất lượng và số lượng con giống khiến nghề nuôi hàu thương phẩm gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thêm diện tích vùng nuôi, quản lý và ổn định chất lượng sản phẩm cũng như truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu rủi ro và tăng giá trị lợi nhuận cho người nuôi.
Thực trạng nuôi thương phẩm
- Vùng sản xuất hàu thương phẩm: vùng Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng, lợi thế vị trị địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội thích hợp cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản và nghề nuôi hàu. Với chi phí đầu tư thấp, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có từ tự nhiên, thời gian nuôi ngắn, tỷ lệ sống cao; nghề nuôi hàu ở Đông Nam Bộ được xem là nguồn sinh kế và góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người dân địa phương.
- Về loài hàu nuôi: theo các chủ cơ sở ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, từ năm 2015, loài Crassostrea angulata được nuôi phổ biến ở khu vực này sau khi sản xuất giống nhân tạo và nuôi thử nghiệm thành công. Bên cạnh đó, các cơ sở ở khu vực huyện Cần Giờ, Tp. HCM chủ yếu sử dụng con giống tự nhiên của loài hàu đá bản địa Crassostrea belcheri và Crassostrea
- Về chất lượng con giống: khoảng 30% các cơ sở được khảo sát ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu gặp khó khăn về chất lượng con giống, do phần lớn con giống chưa được kiểm dịch trước khi thả. Ở khu vực huyện Cần Giờ, Tp. HCM, con giống còn phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên nên kích cỡ bám ban đầu không đồng đều, số lượng giống bám không ổn định ảnh hưởng đến kết quả nuôi thương phẩm.
- Về kỹ thuật nuôi: các cơ sở chủ yếu có thâm niên trong nghề, mô hình nuôi hàu cũng khá đơn giản, kỹ thuật nuôi dễ nắm bắt nên các cơ sở không gặp khó khăn về kỹ thuật nuôi đối tượng này.
- Về chất lượng hàu thương phẩm: sản phẩm hàu đang được ưa chuộng và có mức giá tốt ở thị trường.
![]() |
![]() |
Mô hình nuôi hàu
Thông tin liên hệ:
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Hữu Thanh, Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II.
Địa chỉ email: thanhmarinefish@yahoo.com
Bài viết liên quan
Sự hiện diện của bệnh đốm trắng, hoại tử gan tuỵ cấp và vi bào tử trùng trên tôm giống và tôm nuôi thương phẩm tại một số tỉnh khu vực ĐBSCL từ năm 2022-2024
Tại Hội nghị Tổng kết công tác 2023, triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp & PTNT) cho biết tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại khoảng 25.404 ha. Con số này tăng 7,9%...
Th3
Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá dứa vây xanh (Pangasius elongatus)
Vũ Văn Dũng Cập nhật: 14:36, 02/01/2025Cá dứa vây xanh (Pangasius elongatus) thích nghi tốt với môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao hoặc trong bè, không đòi hỏi điều kiện sống quá phức tạp. Cá dứa vây xanh là một đối tượng...
Th12
Sinh sản nhân tạo thành công cá tra bần (Pangasius mekonggensis ) tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II
Vũ Văn Dũng Cập nhật: 09:59, 20/11/2024Cá tra bần là loài cá da trơn sống ở cả 2 vùng nước ngọt và nước lợ, cá có thể sống trong vùng nước có độ mặn từ 0-15‰. Đây là một trong những loài cá đặc sản...
Th11
Kết quả bước đầu xây quy trình sản xuất giống cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện môi trường nước ngọt
Vũ Văn Dũng Cập nhật: 09:57, 20/11/2024Cá bông lau (Pangasius krempfi) là một trong những loài cá có giá trị kinh tế lớn và phân bố nhiều trong điều kiện sinh thái ven sông (ngọt và lợ) của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Rainboth,...
Th11
Thành công trong nghiên cứu chọn giống tăng trưởng hàu sữa và thử nghiệm nuôi thích nghi
Vũ Văn Dũng Cập nhật: 10:49, 06/11/2024Việt Nam, hàu là một trong ba đối tượng có sản lượng tăng nhiều nhất trong giai đoạn vừa qua (TCTS 2020). Nam Bộ là nơi có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản...
Th10
Hội thảo khoa học đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng con giống quy mô hàng hóa”
Vũ Văn Dũng Cập nhật: 10:14, 11/04/2023Cá tra là loài nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là sản phẩm quốc gia và đối tượng chủ lực để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL nói chung...
Th4