Cá bông lau (Pangasius krempfi) là một trong những loài cá có giá trị kinh tế lớn và phân bố nhiều trong điều kiện sinh thái ven sông (ngọt và lợ) của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Rainboth, 1996) thường bắt gặp ở sông Hậu và sông Tiền, là loài cá mà trong vòng đời có tập tính di cư để sinh sản (Roberts và Vidthayanon, 1991). Cho đến nay, những hiểu biết về loài cá này còn khá hạn chế và cũng chưa được đầu tư nghiên cứu nhiều về quy trình sản xuất giống nhân tạo trong khi nguồn lợi tự nhiên giảm sút do khai thác nhiều.
Trong năm 2023, đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá bông lau (Pangasius krempfi)” đã thu thập bổ sung 200 cá hậu bị, khối lượng trung bình 4,9±0,2 kg/con, cộng gộp với đàn cá hiện hữu của Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (Viện II) là nguồn vật liệu cho nghiên cứu này. Kết quả phân tích COI để xác định loài đàn cá bông lau tại Viện II cho thấy có trình tự tốt với chiều dài đoạn gen là 635 bp và khác với cá tra bần (651 bp). Khi so sánh với dữ liệu GenBank (GB) cho thấy nguồn vật liệu này giống với trình tự cùng loài đã công bố từ 99,7% đến 100% (mã số truy cập được so sánh là MN073460.1 và KT289877.1). Như vậy, đàn cá dùng nghiên cứu này chính xác là loài Pangasius krempfi.
Đàn cá thu thập được bố trí thí nghiệm nuôi vỗ trong bè với mật độ nuôi vỗ là 3 kg/m3, 2 nghiệm thức thức ăn được thử nghiệm: Nghiệm thức 1 “Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tươi sống” (Tỷ lệ 80:20); Nghiệm thức 2 “Nuôi vỗ bằng 100% thức ăn công nghiệp”. Bổ sung vitamin E 300 mg/kg thức ăn, vitamin C 150 mg/kg thức ăn,1,5% premix, vitamin tổng hợp 150 mg/kg thức ăn, béo 12% cho cả 2 nghiệm thức, khẩu phần ăn là 1,5 – 3%. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
Kết quả sau 7 tháng nuôi vỗ cho thấy cá bông lau thành thục tốt, sẵn sàng cho kích thích sinh sản với đường kính trứng trung bình đạt 1,35 ± 0,05 mm và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa hai nghiệm thức thức ăn. Tuy nhiên, tỉ lệ thành thục có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) giữa 2 nghiệm thức thức ăn. Nghiệm thức 1 “Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tươi sống” cá đạt tỷ lệ thành thục cao và ổn định (60%) và cao hơn nghiệm thức 2 “Nuôi vỗ với 100% thức ăn công nghiệp”, tỉ lệ thành thục đạt trung bình 40%.
![]() |
Hình 1. Tỷ lệ thành thục của cúa nuôi vỗ của cá bông lau ở 2 nghiệm thức thức ăn. |
![]() |
![]() |
Cá bông lau kích cỡ cá hương. | Cá bông lau kích cỡ cá giống. |
![]() |
![]() |
Cá bông lau bố mẹ. | Cá bông lau cái (hình trên), cá bông lau đực (hình dưới) |
Hình 2. Cá bông lau được nuôi vỗ, nghiên cứu sinh sản nhân tạo tại Viện.
Bài và ảnh: Phạm Đăng Khoa
Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
Email: pdk19045@gmail.com
Điện thoại: 0988975970
Bài viết liên quan
Sự hiện diện của bệnh đốm trắng, hoại tử gan tuỵ cấp và vi bào tử trùng trên tôm giống và tôm nuôi thương phẩm tại một số tỉnh khu vực ĐBSCL từ năm 2022-2024
Tại Hội nghị Tổng kết công tác 2023, triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp & PTNT) cho biết tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại khoảng 25.404 ha. Con số này tăng 7,9%...
Th3
Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024
Ngày 27/12/2024 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (Viện) đã tổ chức “Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024” nhằm đánh giá các hoạt động trong năm 2024 và đề ra phương hướng, mục tiêu phấn đấu trong năm 2025....
Th1
Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá dứa vây xanh (Pangasius elongatus)
Cá dứa vây xanh (Pangasius elongatus) thích nghi tốt với môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao hoặc trong bè, không đòi hỏi điều kiện sống quá phức tạp. Cá dứa vây xanh là một đối tượng nuôi mới có triển vọng được...
Th12
Tiếp đoàn cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản CUBA
Trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ Cuba nuôi trồng thủy sản giai đoạn 3: Gia tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản tại Cuba” theo quyết định số 3657/QĐ-BNN-TC ngày 28/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mà Viện Nghiên cứu...
Th12
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản – năm 2024
Ngày 02-03/12/2024, Cục Thủy sản đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy Sản Nam Bộ – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy Sản II tổ chức “Hội nghị tập huấn nghiệp vụ quan trắc môi trường trong nuôi trồng...
Th12
Hội thảo góp ý dự thảo Đề án phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế – kỹ thuật lĩnh vực nông nghiệp
Ngày 20 tháng 11 năm 2024, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (Viện II), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội thảo góp ý cho Dự thảo Đề án phát triển công nghiệp sinh học thành ngành...
Th11