Ngày 28 tháng 11 năm 2022, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã diễn ra Hội thảo khởi động dự án “Cải thiện phúc lợi/an sinh cho thủy sản nuôi tại Thái Lan và Việt Nam”. GS. TS. David Little (Chủ nhiệm dự án), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản (Đại học Stirling, Vương quốc Anh) và TS. Phan Thanh Lâm (Phó Viện trưởng), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II cùng chủ trì hội thảo. Đây là một sáng kiến mới kết hợp giữa nghiên cứu, giáo dục và tiếp cận cộng đồng về những lợi ích trong việc cải thiện phúc lợi/an sinh cho thủy sản nuôi được thực hiện tại Thái Lan và Việt Nam – là hai quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Kinh phí thực hiện được tài trợ từ tổ chức Open Philanthropy.
Tham dự cuộc họp có TS. Phạm Anh Tuấn (Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam) và hơn 30 đại biểu khách mời đến từ Cục Công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM và Đại học Tôn Đức Thắng, các đơn vị nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Bến Tre, Chi cục Thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh, các Tập đoàn – Công ty và Doanh nghiệp thủy sản (Tập đoàn Vĩnh Hoàn, Tập đoàn GenoMar Genetics, Nutrition & Support Aqua, JOALLAND Gildas – Phileo, Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận, Công ty TNHH Nông nghiệp Nhất Thống, Hợp tác xã Tương Lai), WWF Việt Nam, Tạp chí Thủy sản Việt Nam khu vực phía Nam.
![]() |
Hình 1. Thảo luận trong hội thảo khởi động dự án |
Người tiêu dùng thực phẩm thủy sản thế giới và trong nước ngày càng quan tâm đến vấn đề phúc lợi/an sinh đối với thủy sản nuôi. Dự án này quan tâm đến phúc lợi/an sinh thủy sản nuôi, đặc biệt là đối với cá nuôi. Phúc lợi/an sinh đối với vật nuôi được hiểu là vật nuôi thích nghi với điều kiện môi trường nuôi, sinh trưởng và phát triển bình thường tương tự như trong môi trường tự nhiên, không chịu đựng sự sợ hãi, đau đớn, stress v.v. và được quan tâm bởi nhận thức của người nuôi trồng thuỷ sản và người tiêu dùng về quyền và hành vi đối xử nhân đạo có trách nhiệm với vật nuôi.
Theo kết quả nghiên cứu của GS. TS. David Little, thủy sản được nuôi với số lượng và sản lượng lớn hơn rất nhiều so với các đối tượng động vật trên cạn, nhưng ít được quan tâm về phúc lợi/an sinh động vật, đặc biệt là tại các nước Châu Á, nơi thủy sản được nuôi rất nhiều nhưng vấn đề phúc lợi/an sinh động vật còn chưa được chú trọng đúng mức, vì họ cho rằng thủy sản nuôi ít bị tổn thương, ít chịu đau đớn hơn so với vật nuôi trên cạn. Quan tâm đến phúc lợi/an sinh thủy sản nuôi sẽ giúp đối tượng thủy sản nuôi được sống, sinh trưởng và phát triển trong môi trường phù hợp, giúp cải thiện năng suất và lợi nhuận cho người nuôi trồng thủy sản và góp phần phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, phúc lợi/an sinh thủy sản nuôi còn đáp ứng với xu thế phát triển của xã hội về quyền của vật nuôi, đặc biệt là các thị trường nhập khẩu thủy sản khó tính như thị trường Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ.
![]() |
Hình 2. GS. TS. David Little thảo luận tại cuộc họp. |
Dự án sẽ thực hiện theo 02 giai đoạn: i) Giai đoạn đầu: Dự án sẽ xây dựng mạng lưới liên kết giữa những cá nhân và tổ chức quan tâm đến lĩnh vực nuôi thủy sản – từ nguồn cung đầu vào đến sản xuất và tiếp thị để hợp tác nghiên cứu và truyền thông thông điệp của dự án. Những cuộc họp trực tuyến cũng sẽ được tổ chức để thúc đẩy các hoạt động của dự án trong tương lai; và ii) Giai đoạn sau: Các tổ chức, cá nhân tại Thái Lan và Việt Nam sẽ được tài trợ kinh phí, kiến thức để thực hiện những nghiên cứu thí điểm về nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành nuôi trồng thủy sản, nhằm (1) Nâng cao nhận thức về phúc lợi/an sinh thủy sản nuôi; và (2) Hiểu biết về những lợi ích của việc nâng cao nhận thức về phúc lợi/an sinh thủy sản nuôi.
Các tổ chức, cá nhân quan tâm đến dự án này, có thể tham khảo thêm thông tin tại weblink: New Project to Improve the Welfare of Farmed Fish in Thailand and Vietnam – Sustainable Aquaculture @ Stirling (susaquastirling.net) https://www.susaquastirling.net/blog/new-welfare-project.
ThS. Hoàng Thị Thủy Tiên
Phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế và Đào tạo
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II.
Bài viết liên quan
CẢI CÁCH & PHÁT TRIỂN Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II tinh gọn bộ máy, phù hợp thực tiễn
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II tinh gọn bộ máy, sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp, nâng cao năng lực nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, cải thiện đời sống người lao động. Thông tin chi tiết được đăng...
Th11
TS Lê Hồng Phước làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
TS Lê Hồng Phước, Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản Nam bộ được bổ nhiệm giữ chức Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. TS Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng...
Th11
RIA II tinh gọn bộ máy để nâng cao năng lực, tăng thu nhập
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (RIA II) tích cực tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. RIA II hiện có 164 công chức, viên chức, người...
Th11
Tham dự Hội nghị toàn quốc về KHCN, đổi mới sáng tạo và tiến bộ kỹ thuật, công nghệ lĩnh vực Thủy sản và Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Viện NCNTTS I
Từ ngày 18/10/2023 đến 20/10/2023, tại Bắc Ninh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (Viện II) tham dự Hội nghị toàn quốc về Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và tiến bộ kỹ thuật, công nghệ lĩnh vực Thủy sản do...
Th10
Lớp tập huấn xử lý số liệu, thống kê ứng dụng trong di truyền số lượng và chọn giống thông qua sử dụng phần mềm ASReml
Nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn sâu cho đội ngũ nghiên cứu viên thuộc các đề tài liên quan đến di truyền chọn giống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sáng ngày 26/9, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II...
Th10
Hiện trạng và giải pháp quản lý nguồn lợi thủy sản gắn với quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước ở hồ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh
Ngày 12 tháng 9 vừa qua, đoàn kiểm tra Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh tiến hành kiểm tra công việc và tiến độ thực hiện của đề tài “Hiện trạng và giải pháp quản lý nguồn lợi thủy sản gắn với quản...
Th9