Cá tra là loài nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là sản phẩm quốc gia và đối tượng chủ lực để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Hiện nay, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi cá bột lên cá giống đã cơ bản phổ cập cho người dân và đạt kết quả nhất định. Tuy nhiên, tỷ lệ sống trong giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống vẫn còn thấp và chất lượng con giống vẫn còn chưa ổn định.
Với mục tiêu chung: “Xây dựng hoàn thiện công nghệ sản xuất giống cá tra bằng hệ thống tuần hoàn đảm bảo chất lượng con giống tốt, đạt tỷ lệ sống cao và sạch bệnh” và 02 mục tiêu cụ thể: 01/ Xây dựng được quy trình ương nuôi cá tra giai đoạn bột lên hương bằng hệ thống tuần hoàn với mật độ > 3.000 con/m3, đạt tỷ lệ sống ≥ 40% và bảo đảm chất lượng tốt không nhiễm bệnh; 2/ Xây dựng được quy trình ương nuôi cá tra giai đoạn hương lên giống bằng hệ thống tuần hoàn với đạt tỷ lệ sống ≥ 90% và bảo đảm chất lượng tốt không nhiễm bệnh. Ngày 25/5/2020, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 1145/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng con giống quy mô hàng hóa”, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện NCNTTS II) làm đơn vị chủ trì, TS. Nguyễn Nhứt làm chủ nhiệm đề tài, thời gian thực hiện từ tháng 6/2020 đến tháng 4/2023.
Hình ảnh. Viện trưởng TS. Nguyễn Thanh Tùng phát biểu tại hội thảo |
Nhằm công bố kết quả của đề tài và tham vấn ý kiến của các ban ngành cùng các chuyên gia trong và ngoài tỉnh về xây dựng quy trình ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng con giống quy mô hàng hóa. Ngày 05/4/2023, Viện NCNTTS II đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang (Sở KH&CN tỉnh An Giang) tổ chức buổi hội thảo khoa học này, tham dự hội thảo có TS. Nguyễn Thanh Tùng – Viện trưởng Viện NCNTTS II, Ông Phan Văn Kiến – Phó giám đốc Sở KH&CN tỉnh An Giang, ông Trần Anh Dũng – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang, TS. Nguyễn Nhứt – chủ nhiệm đề tài và các đại diện từ Trung tâm dịch vụ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Hiệp hội thủy sản tỉnh An Giang, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang, Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang, Công ty cổ phần Nam Việt, các cán bộ của Sở KH&CN tỉnh An Giang, và các cơ sở sản xuất cá tra giống ở các tỉnh An Giang và Đồng Tháp.
Tại hội thảo, đề tài đã mang đến cuốn tài liệu “Kỷ yếu Hội thảo” để phổ biến kết quả đề tài đến mọi người quan tâm với các chủ đề tập trung về kỹ thuật nuôi, bệnh cá tra và kết quả nghiên cứu chính của đề tài, đặc biệt là kết quả ương cá tra từ cá bột lên cá hương và lên cá giống trong hệ thống nuôi tuần hoàn sau 03 đợt ương: Đầu vụ (5/2022); Giữa vụ (8/2022) và Trái vụ (11/2022) tỷ lệ sống cá tra ương từ bột lên hương là 42,6 – 59,8%, tỷ lệ sống cá tra ương từ hương lên giống là 99,1 – 99,3%. Cá tra hương và cá tra giống không nhiễm bệnh gan thận mủ, xuất huyết và ký sinh trùng. Kết quả này đáp ứng cơ bản mục tiêu đặt ra của đề tài và mang lại hiệu quả tốt.
Dưới sự chủ trì của TS. Nguyễn Thanh Tùng – Viện trưởng Viện NCNTTS II và Ông Phan Văn Kiến – Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh An Giang, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho hội thảo và đề tài để hoàn thiện các báo cáo và phổ biến kết quả nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất giống và ương giống cá tra ở ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng.
Lời cảm ơn
Chân thành cám ơn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang đã tài trợ kinh phí thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng con giống quy mô hàng hóa”.
Thông tin liên hệ
TS. Nguyễn Nhứt và ThS. Nguyễn Hồng Quân
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II.
Email: nhut300676@yahoo.com; quants86@gmail.com
Bài viết liên quan
Kết quả bước đầu thăm dò sinh sản cá trê trắng (Clarias batrachus Linnaeus, 1758)
Cá trê trắng được thu thập từ tự nhiên tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang và tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ. Cá có khối lượng trung bình 600,6 ±185,9 g/con, được thuần dưỡng và nuôi...
Th3
Đánh giá trữ lượng cá mập mako vây ngắn (Isurus oxyrinchus) ở Nam Thái Dương bằng mô hình nhân khẩu học
Kết quả đánh giá trữ lượng quần đàn cá mập mako vây ngắn (Isurus oxyrinchus) ở Nam Thái Bình Dương bằng phương pháp mô hình nhân khẩu học cho thấy năng suất thấp, chủ yếu do khai thác quá mức và tính dễ bị tổn...
Th12
Nguồn lợi thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 và xu hướng biến động
Nghiên cứu biến động thành phần loài cá và sản lượng khai thác thủy sản nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện trong năm 2022 bằng phương pháp quan trắc sản lượng khai thác hằng...
Th11
Kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu (Crassostrea spp.) ở vùng Đông Nam Bộ
Nhiệm vụ “Khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu (Crassostrea spp.) ở vùng Đông Nam Bộ” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu ở các vùng trọng điểm khu...
Th11
Hiện trạng sử dụng và chất lượng nguồn phụ phẩm tôm từ nhà máy chế biến tôm đông lạnh
Trong năm 2022, Trung Tâm Công Nghệ Thức Ăn và Sau Thu Hoạch Thuỷ Sản đã tiến hành khảo sát một số nhà máy chế biến tôm đông lạnh tại ĐBSCL. Số liệu khảo sát cho thấy rằng phần lớn tôm được bảo quản và...
Th10
Nghiên cứu công nghệ sản xuất β-Glucan kích thước phân tử lượng lớn bổ sung trong thức ăn nuôi trồng thủy sản.
1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu công nghệ sản xuất β-Glucan kích thước phân tử lượng lớn bổ sung trong thức ăn nuôi trồng thủy sản. 2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ, các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: + Tên chủ...
Th5