Việt Nam đã xác định phát triển khoa học là nền tảng cho sự phát triển Quốc gia ở mọi lĩnh vực được Đảng, Nhà nước và Nhân dân quan tâm. Để hòa nhập vào xu thế chung của sự phát triển khoa học Quốc tế, bằng sự phát triển khoa học công nghệ qua các thời kỳ. Đặc biệt, khoa học công nghệ nay ở thời kỳ 4.0 đã và đang phát triển mạnh toàn cầu. Trong đó, phát triển công nghệ sinh học và công nghệ số hóa ứng dụng đang phát triển nhanh chóng.
Theo thường niên, Bộ Khoa học Công nghệ (Bộ KHCN) tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc có sự tham gia với lãnh đạo Bộ, lãnh đạo địa phương, Sở khoa học, Viện, Trường và các doanh nghiệp nhằm thảo luận các vấn đề cấp thiết, giải pháp và định hướng phát triển. Trong khuôn khổ đó, ngày 15 tháng 12 năm 2022, Bộ KHCN đã tổ chức hội thảo khoa học tại tỉnh Sóc Trăng với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nhanh và bền vững” với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ KHCN PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt và có sự tham gia của lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL, Sở, Viện, trường đại học và các doanh nghiệp khoa học lớn.
Mở đầu chủ đề của tham luận, Nguyên bộ trưởng Bộ KHCN, TS. Nguyễn Quân “Tổng quan về nghiên cứu công nghệ số ứng dụng trong sản xuất” đã làm sáng tỏ những vấn đề thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam. Nhiều bài tham luận khác của Viện, trường đại học và doanh nghiệp về phát triển khoa học trong nông nghiệp lúa, cây ăn trái, nuôi tôm, cá tra và công nghệ chế biến tạo giá trị gia tăng về sản phẩm nông nghiệp.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II tham gia với bài tham luận “Ứng dụng và định hướng tiến bộ khoa học, công nghệ và chuyển đổi số phát triển nghề nuôi cá tra vùng ĐBSCL” do TS. Nguyễn Nhứt đại diện đã trình bày trong hội thảo này. Bài tham luận nhất trí là nghề nuôi cá tra với diện tích tập trung chỉ 5.000 ha và tập trung ở các công ty lớn nhưng chiếm sản lượng ~ 50% sản lượng nuôi cá cả nước, sản xuất 1,4 triệu tấn cá/năm, thị trường toàn cầu (> 130 quốc gia) và tổng kim ngạch xuất khẩu ~ 2 tỷ USD/năm. Đây cũng là thuận lợi trong việc phát triển cơ giới hóa và công nghệ số. Trong thời gian qua đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cao như kỹ thuật chọn tạo giống tăng trưởng, kháng bệnh, công nghệ ương giống và nuôi cá tra thương phẩm tuần hoàn nước (RAS), xử lý chất thải tái tạo nguồn dinh dưỡng đã đóng góp cho nghề nuôi khá lớn. Với nhận định đó, nghề nuôi cá tra có thể ứng dụng KHCN 4.0 như cơ khí hóa và công nghệ số sẽ đáp ứng được kỳ vọng như sau: (1) quản lý hoạt động trang trại thông minh để chính xác và giảm giá thành, (2) ứng dụng kỹ thuật block chain trong chuỗi sản xuất từ sản xuất đến người tiêu dùng mang ý nghĩa lớn trong quản lý và phát triển thị trường tiêu dùng bền vững hơn, (3) ứng dụng công nghệ ương và nuôi theo công nghệ tuần hoàn tự động/bán tự động mang lại tính chính xác, đồng nhất chất lượng, tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất là hướng đi đúng, (4) sử dụng công nghệ cao như RAS và di truyền chọn giống để đáp ứng biến đổi khí hậu tác động lên nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL, (5) tìm kiếm các giải pháp tái tạo chất thải của nuôi và chế biến thành sản phẩm có giá trị cao và bền vững vừa tăng thu nhập và tăng tính bền vững môi trường trong nghề nuôi cá tra trong bối cảnh bảo vệ môi trường toàn cầu.
![]() |
Hình: TS. Nguyễn Nhứt trình bày tại Hội thảo |
Hội thảo khoa học đã bế mạc cùng ngày, những thông điệp của tham luận và chính sách khoa học của chính phủ đã được truyền tải đến các đại biểu tham dự một cách rõ ràng. Sự cần thiết tiếp theo là thực hiện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số vào sản xuất để đạt được mục tiêu đề ra để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế xã hội ở ĐBSCL.
Bài và ảnh: TS. Nguyễn Nhứt
Phó trưởng phòng Sinh học thực nghiệm
Bài viết liên quan
Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế và Đào tạo
Ngày 14/9/2023, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (Viện II) đã tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ. Tham dự buổi Lễ có ông Nguyễn Thanh Tùng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, ông Dương...
Th9
Ký kết hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện II) với Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc (SCAU)
Ngày 21 tháng 8 năm 2023, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện II) đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Viện II với Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc (SCAU) về việc hợp tác nghiên cứu và...
Th8
Nuôi tôm công nghệ cao: Đầu tư kỹ thuật quản lý môi trường
(TSVN) – Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và môi trường bị ô nhiễm, để phát triển bền vững ngành nuôi tôm công nghệ cao đòi hỏi các giải pháp đầu tư kỹ thuật giải quyết vấn đề môi trường. Tại Hội thảo “Giải...
Th8
HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (27/7/1947 – 27/7/2023)
Nhằm tăng cường truyền thống “Hiếu nghĩa bác ái”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, Đoàn Thanh Niên Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II đã tổ chức dâng hương-tưởng niệm tại đài liệt sĩ quận Phú Nhuận-Tp. HCM và...
Th8
RIA 2 “đề xuất nhiều đề tài nhất, chất lượng nhất” về lĩnh vực thủy sản
Đó là đánh giá của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại buổi làm việc với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (RIA 2) vào sáng 28/7. Báo cáo với Đoàn công tác, TS Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng...
Th7
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II tham gia báo cáo tại Hội nghị khoa học trẻ toàn quốc ngành thủy sản lần thứ 12
Vào ngày 23/06/2023, Trường Thủy sản (thuộc Trường Đại học Cần Thơ) đã đăng cai tổ chức Hội nghị khoa học trẻ toàn quốc ngành Thủy sản (ViFINET) lần thứ 12 với chủ đề “Phát triển thủy sản hiện đại và bền vững”. Đây là...
Th7