Là kết quả khoa học của các đề tài thực hiện từ năm 2001 đến nay bao gồm: 1) Đề tài cấp Bộ: Nâng cao chất lượng đàn cá tra bố mẹ về chỉ tiêu tăng trưởng bằng phương pháp chọn lọc cá thể (2001-2005), 2) Đề tài trọng điểm cấp Bộ: Chọn giống cá tra nhằm nâng cao tỷ lệ philê bằng phương pháp chọn lọc gia đình (2006-2008), 3) Đề tài thuộc chương trình CNSH Thủy sản: Đánh giá hiệu quả chọn giống cá tra về tăng trưởng và tỷ lệ philê (2010-2012), 4) Ứng dụng di truyền số lượng và di truyền phân tử trong chọn giống nâng cao tốc độ tăng trưởng (2013-2016).
– Tác giả: Ts. Nguyễn Văn Sáng và cộng tác viên. Email: Sangnv.ria2@mard.gov.vn
– Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2.
– Đàn cá tra tại Viện đã qua chọn lọc 3 thế hệ về tốc độ tăng trưởng (2001-2015). Đây là đàn cá tra chọn giống duy nhất tại Việt Nam và trong khu vực dựa trên lý thuyết di truyền số lượng. Chương trình chọn giống cũng sử dụng các chỉ thị phân tử (microsatellies) để đánh giá mức độ đa dạng di truyền của các quần thể thành phần.
– Hệ số di truyền ước tính cho tính trạng sinh trưởng cao (0,22-0,54 tùy theo quần thể và thế hệ chọn giống). Hệ số di truyền thực tế tính trạng sinh trưởng ở thế hệ thứ 1 và 2 nằm ở mức trung bình đến cao (0,24-0,38). Hiệu quả chọn lọc thực tế tương ứng là 5,2-18,2%/thế hệ (tức là, cá tăng trưởng nhanh hơn 5,2–18,2% so với đối chứng), tùy theo quần thể chọn giống.
– Trong giai đoạn 2006-2010, bằng nguồn vốn của đơn vị đã phát tán được 35.000 cá hậu bị đến 6 trại giống ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Chương trình phát tán đã được tiếp tục trong năm 2010-2012 với số lượng 101.000 cá hậu bị đến 63 trại sản xuất giống thuộc 9 tỉnh và thành phố Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Kiên Giang thông qua dự án cấp Bộ “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long”. Ngoài ra, thông qua dự án Qui trình sản xuất giống cá tra (cập nhật) Viện II đã tiến hành tập huấn cho các trại sản xuất giống tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
– Hàng năm Viện II có thể cung cấp 30.000-40.000 cá hậu bị đã qua chọn lọc tăng trưởng ở thế hệ tiếp theo cho các trại giống tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
– Điều kiện áp dụng: Các trại sản xuất giống được nhận cá hậu bị phải đáp ứng:
+ Áp dụng Tiêu chuẩn ngành về quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá tra.
+ Tuân thủ theo QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT về cơ sở sản xuất giống – điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường.
+ Tuân thủ theo qui chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.
+ Tuân thủ nghiêm ngặt qui trình quản lý và khai thác đàn cá do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đề ra.
+ Tuân thủ nghiêm ngặt qui chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống (khi Bộ ban hành).
+ Các văn bản quản lý khác về quản lý trại giống và sản xuất giống.
Đánh giá hiệu quả
– Đàn cá hậu bị có thể truy xuất được nguồn gốc nhờ vào có đánh dấu từ, cá bố mẹ/ông bà có phả hệ đầy đủ hiện vẫn được lưu giữ tại Viện II. Đàn cá có nhãn hiệu thương mại là PANGI, thuận lợi cho sản xuất và thương mại hóa sản phẩm.
– Con giống được sản xuất từ đàn cá hậu bị sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn đàn cá chưa chọn lọc khoảng 20% (rút ngắn thời gian nuôi xuống 20%) giúp người nuôi quay vòng vốn nhanh và giảm rủi ro trong quá trình nuôi.
– Kết quả ban đầu áp dụng tại các cơ sở sản xuất giống cho thấy đàn cá hậu bị có tốc độ tăng trưởng nhanh, cá bố mẹ có kích thước lớn, các chỉ tiêu sinh sản của cá bố mẹ tương đương với cá chưa chọn giống, kích thước cá bột lớn, cá giống tăng trưởng nhanh và có sức chống chịu tốt hơn.
![]() |
Sinh sản cá Tra |
![]() |
||
Giai ương cá gia đình phục vụ chọn lọc
|
Bài viết liên quan
Đánh giá trữ lượng cá mập mako vây ngắn (Isurus oxyrinchus) ở Nam Thái Dương bằng mô hình nhân khẩu học
Kết quả đánh giá trữ lượng quần đàn cá mập mako vây ngắn (Isurus oxyrinchus) ở Nam Thái Bình Dương bằng phương pháp mô hình nhân khẩu học cho thấy năng suất thấp, chủ yếu do khai thác quá mức và tính dễ bị tổn...
Th12
Nguồn lợi thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 và xu hướng biến động
Nghiên cứu biến động thành phần loài cá và sản lượng khai thác thủy sản nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện trong năm 2022 bằng phương pháp quan trắc sản lượng khai thác hằng...
Th11
Kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu (Crassostrea spp.) ở vùng Đông Nam Bộ
Nhiệm vụ “Khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu (Crassostrea spp.) ở vùng Đông Nam Bộ” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu ở các vùng trọng điểm khu...
Th11
Hiện trạng sử dụng và chất lượng nguồn phụ phẩm tôm từ nhà máy chế biến tôm đông lạnh
Trong năm 2022, Trung Tâm Công Nghệ Thức Ăn và Sau Thu Hoạch Thuỷ Sản đã tiến hành khảo sát một số nhà máy chế biến tôm đông lạnh tại ĐBSCL. Số liệu khảo sát cho thấy rằng phần lớn tôm được bảo quản và...
Th10
Nghiên cứu công nghệ sản xuất β-Glucan kích thước phân tử lượng lớn bổ sung trong thức ăn nuôi trồng thủy sản.
1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu công nghệ sản xuất β-Glucan kích thước phân tử lượng lớn bổ sung trong thức ăn nuôi trồng thủy sản. 2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ, các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: + Tên chủ...
Th5
Cá rô phi đỏ tại Trung tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ
Cá rô phi và cá rô phi đỏ Cá rô phi là tên gọi chung của nhiều loài cá thuộc họ Cichlidae, được chia làm ba nhóm chính là Tilapia, Sarotherodon và Oreochromis dựa trên tập tính sinh sản và nuôi giữ con (Beveridge và...
Th3